Giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non

ình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục mầm non và các bậc cha mẹ trẻ. Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ. Vì thế, từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu mà xã hội mới đặt ra.
Trong trường mầm non, hình thành tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ được thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày của cô và trẻ như: đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Những hoạt động trên nối tiếp nhau và được lặp lại hàng ngày. Thông qua hoạt động hàng ngày cô giáo thực hiện nhiều yêu cầu giáo dục đạo đức, dạy dỗ trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng người lớn, tinh thần chăm sóc và giữ gìn của công cũng như của riêng mình.
http://www.mamnon.com/newsDetails.aspx?topicID=22822